Sunday, November 25, 2007

Nhung Hinh Anh Tuong Phan cua Xa Hoi Viet Nam Ngay Nay...

Những Hình Ảnh Tương Phản của Xã Hội Vệt Nam
Suốt tuần lễ Lễ Tạ Ơn năm 2007 bổng nhiên Cộng Ðồng tỵ nạn csvn lên cơn phẩn nộ và tự trách mình là đã "trao trứng cho ác," liên quan đến vụ chọn tên cho một Khu Thương Mại, một nơi thân quen của Người Việt - không riêng gì Cư Dân Ðịa Phương mà cả những Ðồng Hương ở khắp nơi trên Thế Giới - khi có dịp đến San Jose, đều đến đây để thưởng lãm dư hương ngày cũ của Sài Gòn. Thế nhưng, một vị Nữ Dân Cử Việt của thành phố nầy, do cử tri Việt bầu lên với số phiếu tối đa - đã Quay Lưng lại với nguyện vọng của Cử Tri Ðồng Hương của minh!

Bất bình và bất bình! Mời quý vi vào các Link va Bài viết sau đây đê lường mức độ căm phẩn.
Cản ơn quý vị.
Trang Thanh Phong

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=1fff7d21a7d1f9945faad8d31a4f5b73


Từ kẻ phản bội Madison Nguyễn đến đứa con yêu của Tổ Quốc Lê Thị Công Nhân

Ngày 21 tháng 11 năm 2007
H.,


Tin ghi nhận được từ sáng sớm hôm nay, 21/11/2007, cho biết việc đặt tên cho khu thương mãi của người Việt trên đường Story, giữa xa lộ 101 và Senter Road đã có kết quả với “3 ý kiến ủng hộ tên Little Sài Gòn trong tổng số 11 nghị viên và thị trưởng thành phố”. Cái tên được chọn là “Saigon Business District”.
Ba rớt nước mắt đón nhận tin nầy cùng với “khoảng 1,400 đồng hương San Jose và một số từ các thành phố khác kéo về City Hall San Jose từ lúc 6:30 tối ngày hôm qua, 20/11/2007, để theo dõi nội vụ cho đến khuya, kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ; có nhiều người đến từ Nam California, như Giám sát viên Janet Nguyễn và Nghị viên Andy Quách”.
Tin cho biết thêm là chứng kiến cảnh đau lòng nầy Luật sư Ðỗ Văn Quang Minh nói “Ðây là một quyết định bất công”. Phần Ba, lau khô giọt nước mắt còn đọng trên má, nghĩ đây cũng là bài học dân chủ cần nghiền ngẫm trên từng lá phiếu trong các cuộc bầu cử chọn người đại diện cho mình trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, theo tinh thần Hiến định và Pháp trị.
Ba [3] lá phiếu chọn tên “Little Saigon” và tám [8] lá phiếu chọn tên “Saigon” hẳn đã được đặt trên căn bản các lá phiếu bầu cho 11 vị có quyền quyết định hôm đó, ở các khu vực mà họ đã tranh cử và sẽ tranh cử trong tương lai, mặc dầu con số khoảng 1,400 người có là đa số áp đảo, khiến mọi người phải suy nghĩ [số 1,400 được đếm theo lượng định của Tiến sĩ Lê Hữu Phú; tờ báo San Jose nói là chưa bao giờ thấy đông như vậy ở một cuộc họp nào ở City Hall San Jose (Several hundred people, one of the largest crowds to ever gather at San Jose City Hall, demanded that the city council choose “Little Saigon” as the name for a busy Vietnamese retail area on Story Road)]. Ðó là chưa kể tới sự tương nhượng và thỏa hiệp giữa các nghị viên liên quan tới quyền lợi của họ và cử tri của họ trong các dự án tương lai của thành phố. Vì vậy, sự quan trọng của việc đi bầu và áp lực của lá phiếu trong khu vực mình cư ngụ sẽ góp phần quyết định quan trọng mà lâu nay có rất nhiều người thờ ơ theo kiểu “sao cũng được”.
Nhưng, vấn đề chưa muộn, nó cũng sẽ không bao giờ kết thúc khi lá phiếu của cử tri vẫn còn giá trị trong tương lai, vì nhiệm kỳ của người đắc cử có giới hạn theo luật định, để sau đó những người bất xứng đừng được chọn nữa [sai lầm nào cũng có giới hạn thời gian, sai lầm nào cũng được sửa chữa]. Ðặc biệt, trong nội vụ, sai lầm khi chọn Madison Nguyễn có thể được sửa chữa ngay, khi chưa hết giới hạn thời gian luật định, qua việc “RECALL”, để truất nhiệm cô ta, mà việc thành lập một “ỦY BAN ÐÒI TRUẤT PHẾ NGHỊ VIÊN MADISON” chắc chắn sẽ ra đời trong thời gian ngắn tới đây, theo tiết lộ của cô Amy Dương, ngay sau khi kết quả được công bố, với sự đồng thuận của rất nhiều người chưa rời tiền đình City Hall San Jose khuya hôm đó, nhứt là sau khi nghe gần 200 người phát biểu yểm trợ tên Little Saigon, chỉ có 4 người chống lại là 2 du sinh Việt cộng (Chỉ nói bằng tiếng Việt), một bà Mễ, và một ông nghị viên ở Santa Cruz là bạn thân của cô Madison Nguyễn hồi còn học ở college.
Những người chứng kiến không ai có thể quên được cảnh Du Sinh Việt cộng khi lên bục phát biểu đã có thái độ “mất dạy” là xoay lưng lại phía City Council và nói bằng tiếng Việt, khiến ông Thị trưởng phải tức khắc nói là “anh không được làm như vậy vì hôm nay là buổi họp góp ý với City Council, muốn nói thì quay mặt lại nói với chúng tôi...”, khiến tên Du Sinh nầy sượng sùng quay lại...; trái ngược với cảnh một bà khoảng 50 tuổi, khoan thai bước lên bục, và điềm đạm nói:
“Tôi muốn nói vài lời với cô Madison Nguyễn. Trước đây, cô là một cô gái rất là dễ thương nên tôi bầu cho cô... bây giờ cô đã không còn dễ thương nữa và tôi hối hận đã bầu cho cô... cô nên suy nghĩ những lời tôi nói... và tôi yểm trợ tên Little Saigon”
Từ Nghị viên phản bội Madison Nguyễn, Ba nghĩ tới Luật sư Lê Thị Công Nhân, đứa con cưng của Tổ Quốc Việt Nam, cho tới giờ phút nầy, vẫn còn đếm thời gian trong ngục tù Cộng sản, sau phiên xử phi công lý, nặng tính chánh trị của độc đảng độc tài CSVN, ngày 11/5/2007, mà phiên xử phúc thẩm sẽ diễn ra vào tuần tới, cùng với người đồng nghiệp, đồng tù lương tâm, và đồng chí hướng... Nguyễn Văn Ðài, ngày 27/11/2007, lúc 7 giờ 30 sáng [giờ Hà Nội], tại số 48 Lý Thuong Kiet, Hà Nội, sẽ cho thấy thêm một lần nữa tiết tháo của cô trước bạo quyền, và quyết tâm của cô trên đường Dân Chủ Hóa Việt Nam.
Người theo dõi tình hình chánh trị ở Việt Nam nhận thấy hình như đã có cái gì đó khiến cho Cộng sản Việt Nam “sợ” Lê Thị Công Nhân, khiến chúng bớt khắt khe hơn những lần trước. Từ đó, hy vọng những chuyện “man rợ” như phiên tòa xử Linh mục Nguyễn Văn Lý CSVN không dám để cho xảy ra nữa; nhứt là sau khi Phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ được Nhà nước ép lòng cho vào tận nhà tù nói chuyện trực tiếp với cô và Luật sư Ðài.
Ðiều này được ông Chủ tịch Ủy ban Michael Cromartie nói với đài BBC [theo bản tin ngày 21/11/2007] rằng “Trong chuyến viếng thăm Việt Nam ông có gặp hai Luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân và cả hai là người bất đồng chánh kiến, họ đang bị giam giữ, có một số tù nhân bị giam giữ ở Việt Nam là những người bất đồng chánh kiến”; khác với lời tuyên bố của Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Hưởng cho là “Việt Nam không giam giữ những người bất đồng chánh kiến”.
Ông Michael Cromartie cũng cho biết thêm là ông “hy vọng tòa phúc thẩm sẽ đảo ngược bản án của họ, ông sẽ có ý kiến lên Bộ trưởng Bộ Công an về trường hợp của họ, đồng thời yêu cầu xóa án và trả tự do cho hai người”.

Ðiểm khác cũng cần quan tâm là Bà Vũ Minh Khánh [hiền nội của Luật sư Nguyễn Văn Ðài] và Bà Trần Thị Lệ [hiền mẫu của Luật sư Lê Thị Công Nhân], qua các bài viết được đưa lên các cơ quan truyền thông quốc tế và Việt Nam hải ngoại, đã hùng biện lên tiếng bào chữa cho vợ và con mình, hai nạn nhơn đã bị cơ quan ngôn luận của Nhà nước, là báo An Ninh Thế Giới, qua bài viết của Ðại tá Công an Nguyễn Như Phong, với văn phong bẩn thỉu, hèn hạ, quy chụp cho đủ thứ chuyện mà cả hai đều không có, với dã tâm mong dư luận và Phái đoàn của Ủy ban Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ nhìn vào đó mà không thấy những tàn tệ của nhà tù CSVN, những tàn tệ của công an đối xử với hai đứa con yêu của Tổ Quốc Việt Nam; đồng thời tòa phúc thẩm sẽ tuân phục Nhà nước và Công an khi xét xử, như tòa sơ thẩm đã từng làm nửa năm trước [11/5/2007].
Theo dõi nội vụ, mọi người đều thấy, sau khi trình bày những luận cứ vô cùng vững chắc, với lập luận sắc bén, Bà Vũ Minh Khánh đã không ngần ngại viết rằng:
“Chồng tôi là một người yêu nước. Là một luật sư nhân quyền, chồng tôi đã hết lòng bảo vệ quyền công dân hiến định và đã đấu tranh phê phán những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của những nhân viên và cơ quan nhà nước. Trên thực tế, những đóng góp trong lãnh vực tự do tôn giáo của chồng tôi đã giúp Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền và nâng cao uy tín với thế giới. Những đóng góp này của chồng tôi cũng giúp cho chính quyền hiểu hơn về những người theo đạo Tin lành và từ đó giúp cho tình hình Việt Nam thêm ổn định. Việc bắt giam và xét xử chồng tôi đã không được thực hiện một cách hợp pháp và đúng thủ tục qui định. Cơ quan công an đã điều tra cẩu thả về các việc làm của chồng tôi và đưa ra những suy đoán buộc tội hàm hồ. Viện Kiểm sát Nhân dân và Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tiếp nhận thiếu suy xét những kết luận sai lầm này để buộc tội và kết án chồng tôi theo Ð.88 BLHS. Vì đã phạm quá nhiều sai sót về thủ tục và sẵn có thành kiến với bị cáo nên phiên toà sơ thẩm ngày 11.5.2007 đã không tìm ra sự thật của vụ án và kết án oan chồng tôi”.
Từ đó Bà yêu cầu toà phúc thẩm:
a) huỷ bản án sơ thẩm mang số 153/2007/HSST và tuyên bố đình chỉ vụ án theo Ð.251 BLTTHS vì các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng quá nhiều nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và vì chồng tôi thực sự vô tội theo nguyên tắc “Không có tội khi không có luật” của Ð.2 BLHS;
b) Trả tự do ngay cho chồng tôi;
c) Hoàn trả cho chúng tôi mọi tài sản bị tịch thu;
d) Phục hồi danh dự cho chồng tôi bằng cách huỷ bỏ quyết định thu hồi thẻ luật sư và giấy phép hành nghề của văn phòng luật sư Thiên Ân.

Phần Bà Trần Thị Lệ, mẹ của Luật sư Lê Thị Công Nhân, một phụ nữ tốt nghiệp cử nhân Luật, cũng qua lập luận vững chắc và sắc bén, cho biết:
“Chính Công an, Toà án và nói chung chính quyền hiện nay mới vi phạm các điều luật mà Nhà nước đã ban hành như Hiến pháp 1992 cũng như Công ước Quốc tế về Dân sự và Chính trị Việt Nam đã tham gia... Kết luận con tôi, luật sư Lê Thị Công Nhân, vô tội. Công Nhân thật sự là nguời “Bất đồng chính kiến” với Ðảng Cộng sản Việt Nam, điều mà chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố là bình thường... Cựu Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã nói là không chỉ người cộng sản mới yêu nước, mà còn có nguời yêu nước yêu tổ quốc Việt Nam nhưng không cộng sản... Là mẹ, tôi khẳng định con tôi là một ngưòi yêu nước. Tất cả hoạt động của Công Nhân hoàn toàn là để góp phần vào xây dựng một nuớc Việt Nam thật sự tốt đẹp hơn... Kính mong Hội Ðồng Xét Xử phiên toà Phúc thẩm với lương tâm và trách nhiệm của mình làm sáng tỏ công lý, xét xử công bằng, trả tự do cho con tôi, hầu để tạo niềm tin cho nhân dân, đặc biệt cho thanh niên có can đảm nói lên chính kiến của mình góp phần xây dựng Tổ Quốc”.
Phần Luật sư Trần Lâm, người trách nhiệm biện hộ trước tòa, cho biết rằng sau bản án 4 và 5 năm tù mà toà sơ thẩm dành cho Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Ðài, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, phiên phúc thẩm sắp tới sẽ hứa hẹn những chuyển biến; bởi, theo lời ông nói với đài RFA, ngày 21/11/2007:
“Trước toà phúc thẩm tôi sẽ bác bỏ tất cả các yếu tố kết tội, không chấp nhận một chứng cứ kết tội nào cả. Không phải bây giờ tôi mới suy nghĩ mà tôi suy nghĩ ngay từ hôm sơ thẩm. Nhưng lẽ dĩ nhiên là hôm sơ thẩm nó không được chặt chẽ như bây giờ. Qua ba bốn tháng rồi tôi lượt lại, tôi xem xét kỹ lại thì bây giờ tôi thấy rằng tôi đủ căn cứ, tôi đủ lý lẽ bác bỏ tất cả những lời kết tội của án sơ thẩm từ A đến Z... Tôi dựa theo luật của Việt Nam... Ngay ở các nước trên thế giới người ta không có điều luật này đâu... Cái luật này là đã rập theo của Liên Xô nên vẫn còn tồn tại đến bây giờ (ở Việt Nam). Thế thì bây giờ tôi sẽ đưa cái đó ra để tôi chứng minh rằng nếu cứ xử như luật của Liên Xô cũ thôi, cách đây ba bốn chục năm, thì cũng có thể kết luận rằng Lê Thị Công Nhân không phạm tội... Người ta kết tội cô âý về 3 hành vi: một hành vi là nói, một hành vi là viết, và một hành vi là tàng trữ những cái “độc hại”... Tôi có thể bác bỏ “hành vi nói” là cô không hề nói cái gì cả mà cô chỉ tham gia vào một lớp học, mà lớp học ấy cũng chưa thực là một lớp học. Và cái tài liệu đó là một tài liệu có tính chất quốc tế, không có dính dáng gì tới Việt Nam cả. Ðấy, cái mạnh nhất của hành vi nói (hành vi mà người ta kết tội nặng nhất đó, thì tôi có thể bác bỏ rằng hành vi đó cô ấy không phạm)... Toà án người ta đã tổng kết hiện nay án oan sai cũng hơi nhiều và kết luận xét xử thì cũng thấp... Trong bài cãi của tôi, tôi cũng nói rằng đề nghị với toà là phải xét trong tình hình bây giờ mới rồi, chứ đừng có xét như cách đây 2-3 năm... Ngày 27 này tôi sẽ cãi cho cô Công Nhân là không có tội mà người ta không ai có thể nói tôi những cái điều như người ta có thể nói trước đây 3 năm...”
Từ năm ba chuyển biến được ghi nhận đó, dư luận hẳn đoán tòa phúc thẩm nếu không hủy bỏ án cũ để mở cổng nhà tù cho Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân về với gia đình; thì, ít ra, cũng xử có mức giam bằng với thời gian họ đã ở trong tù mấy tháng qua, để cuối cùng họ cũng được tự do..., tiếp tục cuộc đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam còn đang tiếp diễn, với nhiều thành quả đáng kể, cho dầu Ðảng và Nhà nước vẫn chưa thôi khủng bố các nhà đấu tranh, những con người dũng cảm đang từng ngày trực diện với đủ mọi thủ đoạn trù dập của công an, từ chuyện vô cớ hành hung [trường hợp Nguyễn Phương Anh vừa qua], cho đến bao vây tư gia các nhà đối kháng [trường hợp Nguyễn Khắc Toàn ở số 11 Ngõ Tràng Tiền], và đàn áp dân oan khiếu kiện khắp nước...
Nhưng, cho dầu thế nào, tiếng nói từ lâu của người con gái yếu đuối, mới 28 tuổi đời, vẫn như khúc nhạc tiến quân, trên đường Dân Chủ Hóa Việt Nam, của tuổi trẻ Việt Nam, khiến Ba muốn thêm một lần nữa, mượn lời nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng, qua bài viết “Hãy làm một cái gì để không ân hận”, đăng trên tập san Tổ Quốc số 13, nhắc lại cho con thấy chân dung người con yêu của Tổ Quốc mang tên Công bằng và Nhân ái nầy:
“Khi Lê thị Công Nhân xuất hiện, chúng tôi ngắm cô từ xa với thứ tình cảm trộn lẫn giữa kính trọng, quý mến và quan ngại. Nhìn Lê thị Công Nhân, tôi ao ước được nhìn thấy cô trên sàn diễn thời trang, trên kịch trường hoặc một cuộc thi hoa hậu chứ không phải giữa vòng vây dầy đặc của mật vụ Hà Nội. Thế nhưng, cuộc đời là thế! Từ một mẩu xương sườn của ông Adams, Chúa Trời đặt Jeane Darc xuống mặt đất, dù là chốn trần ai, nhưng không phải để chết, thế mà cô đã chết như một liệt nữ cho nền tự do của nhân dân Pháp. Lê thị Công Nhân lọt vào giữa chúng tôi với một chiếc khăn len rộng mầu trắng vắt hờ qua đầu, một thân hình nhỏ nhắn trong bộ váy áo mầu đen xám sang trọng và nụ cười trẻ trung, tự tin, thông minh, cùng một bàn tay dịu dàng... Ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, Lê thị Công Nhân còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp đã có tuổi như chúng tôi nữa... Lê Thị Công Nhân như một viên kim cương quý hiếm đã được mài giũa rực sáng lên, cả trong đời thường và môi trường chính trị”.
Và “viên kim cương” đó đã lên tiếng, qua hệ thống viễn liên ngày 26 tháng 2 năm 2007, truyền ra hải ngoại:
“Thực sự tôi không thể đoán đuợc việc gì có thể xãy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả lương tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh. Truớc hết là để giành lấy nhân quyền cho chính mình và giành lấy quyền tự do cho nguời Việt Nam. CSVN đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của nguời dân Việt Nam và muốn dìm đất nước Việt Nam trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về mặt văn hóa, kéo dài cho tới trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những nguời cộng sản thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có. Gia đình tôi đã chuẫn bị cho truờng hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra... Những gì tôi đã làm đuợc tuy hết sức là nhỏ bé, nhưng nếu như mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ hay ủng hộ rồi mà chưa tham gia hay tham gia rồi mà chưa tích cực, xin hãy mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình... Cộng sản đã hết sức thành công trong việc làm cho dân tộc Việt Nam sống chìm trong nỗi sợ hãi hàng chục năm trời. Nếu chúng ta đều sợ hãi như vậy thì tôi e rằng chúng ta đã sợ hãi quá mức cần thiết, tù tội cũng chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Tôi không muốn nói mình là một tấm gương, nhưng nếu như tôi có bị tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức là bất đắc dĩ đó là nhà tù thì tôi mong rằng các nhiệm sở ở bên ngoài, tức là xã hội, sẽ có nhiều những nguời con Việt Nam tiếp tục những công việc mà tôi đang làm. Cố nhiên trong nhiệm sở bất đắc dĩ đó tôi sẽ cố gắng hết sức để vẫn tiếp tục công việc truyền bá dân chủ, dân quyền và đấu tranh cho nền dân chủ nhân quyền và tự do cho nguời dân Việt Nam...” [người trích in đậm và gạch dưới].
Bây giờ, Lê Thị Công Nhân đang ở cái “nhiệm sở bất đắc dĩ” đó, Lê Thị Công Nhân không đầu hàng, không thỏa hiệp, không cô đơn, trên đường đấu tranh, đang chờ ngày 27/11/2007 tới đây, đang chờ tòa phúc thẩm; và một lần nữa, cho dầu thế nào, tiếng nói của đứa con cưng của Tổ Quốc Việt Nam nầy vẫn là khúc nhạc tiến quân trên đường Dân Chủ Hóa Việt Nam của tuổi trẻ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, trước bạo lực cộng sản.
Hẹn con thư sau


Giáo Già